KHẢO-LUẬN

 

 

II.
BINH-KHÍ CỔ-TRUYỀN

 

3 - Binh-Khí Cán Dài

 

       

THƯƠNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đại-Thương (大 槍) - còn gọi là Sang (槍)
của Tượng-Binh Việt.
( Việt-Nam - Thế-Kỷ 19)

 

       Thương (槍) vẫn thường được xem như là vua của các môn binh-khí chốn quân-trường, nên vẫn thường được gọi là « Bá Binh Chi Vương ».

       Cây Thương đồng-nhất gồm có ba thành-phần :
           - 1. Thương-Nhận : đó là phần Lưỡi Thương gồm có Mũi Thương gọi là «Tiêm» (尖) ;
          - 2. Thương-Khố : đó là phần Chuôi Thương để tra Cán Thương vào và để gắn Ngù Thương gọi là « Anh » (英), nghĩa là Bờm, chủ-yếu là để cản máu địch chảy từ Lưỡi Thương xuống tới Cán Thương, khiến nó sẽ bị trơn tuột.
          Ngù Thương màu Đen thì được gọi là « Tố-Anh 素 英 », màu Đỏ thì được gọi là « Huyết-Đương Anh 血 當 英 » ;
           - 3. Thương-Bính : đó là phần Cán Thương.

       Chiếu theo sự khai-quật ở Việt-Nam của các nhà khảo-cổ Âu-Châu vào đầu thế-kỷ 20 như Olov Janse (Đan-Mạch), Victor Goloubew (Nga) và Louis Pajot (Pháp), thì hình-dáng lưỡi Thương Hồng-Bàng của Việt-tộc từ thủa xa xưa đã khác hẳn lưỡi Thương Hoa-tộc.


Lưỡi Thương Cổ Xưa của Việt-Tộc
Triều-đại Nhà Hồng-Bàng
(2879~258 TCN)

- Viện Bảo-Tàng Hà-Nội -

(Tín-dụng ảnh : Nguyễn Ngọc Phương Đông)

 

Lưỡi Thương Cổ Xưa của Việt-Tộc
Triều-đại Nhà Hồng-Bàng
(2879~258 TCN)
- Viện Bảo-Tàng Hà-Nội -

(Tín-dụng ảnh : tuoitre.vn)

 

Lưỡi Thương Cổ Xưa của Việt-Tộc
Triều-đại Nhà Hồng-Bàng
(2879~258 TCN)
- Viện Bảo-Tàng Hà-Nội -

( Hình vẻ của G.S. Lê Văn Lân )

 

       Do đấy về sau, lưỡi Thương dưới các thời ĐINH, LÊ, LÝ, TRẦN, đều khác-biệt với các lưỡi Thương « Phá-Không Thương 破 空 槍 », « Xuyên-Vân Thương 穿 雲 槍 », v.v. của thời Nhà Minh.

 

« Phá-Không Thương 破 空 槍 »
Thời Triều Minh (1368-1644)

« Xuyên-Vân Thương 穿 雲 槍 »
Thời Triều Minh (1368-1644)

 

       Và nhất là hoàn-toàn khác-biệt với lưỡi Thương nhỏ hẹp, tra cán dẽo, của Trung-Hoa Dân-Quốc pha-chế lại, từ lưỡi Thương dài mà hẹp của « A-Hổ-Thương 阿 虎 » thời Nhà Mãn-Thanh, cho Wu-Shu biểu-diễn, còn duy-nhứt dược lưu-truyền trong các võ-đường Hoa & Việt hiện-tại trên thế-giới.

« A-Hổ-Thương 阿 虎 »
Thời Triều Mãn-Thanh (1644-1912)

(Tín-dụng ảnh : Thomas CHEN )

« Thương Wushu »
Trung-Quốc - Thế-Kỷ 21

 

Tướng-Sĩ A-Ngọc-Tích (A Yu Xi - 阿 玉 锡)
sử-dụng loại Thương lưỡi nhỏ hẹp đặc-thù của thời Triều Mãn-Thanh (1644-1912)

- Tranh vẽ vào năm 1755 của Lương Thế Ninh -
(Lang Shining - 郎世寧 - Giuseppe Castiglione)



       Trong Thương-pháp có dạy về cách sử-dụng Trường-Thương, Đại Thương, Song-Đầu Thương, Hỏa-Tiêm ThươngCâu-Liêm Thương :

               - Trường-Thương (長 槍) là loại Thương thông-dụng nhất và chuyên dùng cho Kị-Binh.

              - Đại-Thương (大 槍) la loại Thương cán dài từ 4,5m đến 10m, có hai Ngù và chuyên dùng cho Tượng-Binh và Bộ-Binh mà chúng ta thường gọi là cây "Sang" vì chữ "Sang " có một âm đọc là "Thương", như cây "Thương 槍" (đồng-âm dị-nghĩa).

              - Song-Đầu Thương ( 双 頭 槍) gồm có hai loại :
                     1. Thanh-Long Nhị Đầu Thương ;
                     2. Song Đoản Nhị-Đầu Thương.

              - Hỏa Tiêm Thương ( 火 尖 槍 ) là loại Thương đặc-biệt rèn đúc theo hình-dáng của Ngọn Lửa (Hỏa-Tiêm 火 尖) phừng cháy, có khả-năng khắc-chế các Loại Binh-Khí Mềm-Dẽo như Miên-Xích (Xích Sắt) và được Kị-Binh chuyên dùng để phá-hủy Khải-Giáp.

              - Câu Liêm Thương ( 鈎 鐮 槍 ) là loại Thương có gắn Lưỡi Liềm, còn được gọi là « Móc Đáp » hoạc « Bồi Đòn » và được gọi là « Sacquebute » bên Tây-Phương, chuyên dùng cho Bộ-Binh chống lại Kị-Binh.

« Câu-Liêm-Thương 鈎 鐮 槍 », còn gọi là « Câu-Thương - 鈎 槍 ».
( Trung-Hoa - Thế-kỷ 19 )

(Tín-dụng ảnh : Gavin Nugent, swordsantiqueweapons.com)

 

 

Ban Võ-Sư
VÕ-TRẬN-ĐẠI-VIỆT
Bình-Định Sa-Long-Cương
FRANCE

TRỊNH Quang Thắng

 

 

 

 

 

 

     

 

 

 

 

 

 

Copyright © 2004 - 2019 by ACFDV - All rights reserved.